Để nhập môn nhiếp ảnh với máy ảnh DSLR/MILC, bạn cần một số kiến thức cơ bản như ba yếu tố cơ bản tạo nên một bức ảnh là khẩu độ, tốc độ và ISO, hay đặc điểm của các tiêu cự ống kính khác nhau. Sau đây, VinaCamera.com xin tổng hợp 10 bài viết trên website này để các bạn tiện theo dõi.

VinaCamera Imaging


1. Làm chủ máy ảnh DSLR của bạn
Sử dụng máy ảnh DSLR tương đối phức tạp và thường làm cho nhiều người mới chơi DLSR, hoặc đơn thuần là mới mua 1 chiếc DSLR mới gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển “khoản đầu tư kha khá” của mình. Bài viết này của VinaCamera.com không giúp bạn biết được chính xác các chức năng và cách điều khiển chiếc máy ảnh DSLR cụ thể của bạn (một phần bởi quá quá nhiều dòng và đời máy khác nhau về chi tiết sử dụng), nhưng sẽ giúp bạn cách tìm hiểu để dần làm chủ chiếc DSLR phức tạp của mình.
Xem toàn bài…

2+3. Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số (1)+(2)
Trong bài viết này, VinaCamera.com giới thiệu các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh số (Basic concepts in photography and digital photography). Bài viết sẽ thường xuyên được bổ sung và cập nhật. Để các bạn tiện theo dõi trên máy ảnh số hiện chưa được Việt hóa, VinaCamera.com sẽ giải thích kèm các thuật ngữ tiếng Anh.
Xem toàn bài…

Trong bài này, VinaCamera.com tiếp tục giới thiệu các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số.
Xem toàn bài…

4. Ba yếu tố cơ bản: Tốc độ, Khẩu độ và Độ nhạy ISO
Để người mới chơi ảnh – trong đó có ảnh kỹ thuật số – dễ dàng nắm bắt cách sử dụng máy ảnh, chúng tôi xin có bài viết ngắn gọn sau đây giới thiệu ba yếu tố cơ bản nhất mà bất kỳ người mới chơi ảnh nào cũng cần tìm hiểu khi chụp ảnh.
Xem toàn bài…

5. Lại nói về ba yếu tố cơ bản: Khẩu độ, tốc độ và ISO
Trong nhiều trường hợp của cuộc sống, có nhiều điều cơ bản nói đi nói lại mãi mà vẫn không thừa, ví như lời khuyên đi xe máy phải cẩn thận, hay ăn uống phải giữ gìn bởi cái miệng của con người ta đâu phải cái sọt rác để mà muốn vứt cái gì vào thì vứt. Trong nhiếp ảnh, nhất là đối với những người mới làm quen với máy ảnh ống kính rời gương phản xạ KTS (Digital SLR), ba yếu tố cơ bản tạo ra giá trị phơi sáng của một bức ảnh cần được nhắc đi nhắc lại, nghe đi nghe lại đến khi nào không cần nghĩ đến chúng nữa mới thôi, đến khi nào nghe lại mà không thấy chán mặc dù có thể đã thuộc lòng đến không cần nghe thêm một từ nào nữa.
Xem toàn bài…

6. Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)
Rât nhiều người chơi ảnh nghiệp dư quan tâm tới hiệu ứng của việc thay đổi khẩu độ mở. VinaCamera.com có bài viết cung cấp thêm thông tin sau đây.
Xem toàn bài…

7. Histogram: Tìm hiểu về biểu đồ ánh sáng và ứng dụng
Biểu đồ ánh sáng (histogram) là một công cụ hữu dụng hỗ trợ nhiếp ảnh gia điều chỉnh phơi sáng chính xác. Trên phần lớn các máy ảnh kỹ thuật số cao cấp, nhất là máy ảnh ống kính đơn phản xạ DSLR (ống kính rời) đều có chức năng hiển thị biểu đồ ánh sáng của ảnh đã chụp, thậm chí có loại hiển thị biểu đồ ánh sáng ngay trong khuôn hình ngắm chụp giúp người chụp dễ dàng điều chỉnh phơi sáng. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của biểu đồ ánh sáng trong nhiếp ảnh. Để sử dụng biểu đồ ánh sáng hiệu quả, trước tiên cần hiểu được biểu đồ này biểu diễn những gì và như thế nào. Bài viết này của VinaCamera.com cung cấp một số thông tin cơ bản về biểu đồ ánh sáng.
Xem toàn bài…

8. Sử dụng các chế độ ưu tiên khẩu độ, tốc độ và lập trình
VinaCamera.com – Đối với nhiều người sử dụng máy ảnh KTS, lúc nào nên chọn chế độ ưu tiên khẩu độ mở (A ở Nikon / Av ở Canon), ưu tiên tốc độ cửa chập (S ở Nikon / Tv ở Canon) và chế độ lập trình sẵn (P) là một câu hỏi phức tạp. Sau đây là hướng dẫn giúp các bạn hiểu rõ các yếu tố tạo nên một bức ảnh cũng như đặc điểm của từng yếu tố để sử dụng từng chế độ cho phù hợp.
Xem toàn bài…

9. Sử dụng thước đo sáng trên máy ảnh DSLR
Thước đo sáng (Exposure Level Indicator) là công cụ hữu dụng để nhiếp ảnh gia điều chỉnh phơi sáng của ảnh. Thước đo sáng trong ống ngắm (viewfinder) của máy DSLR bật sáng khi ta nhấn nửa nút chụp. Thông thường, thước được chia làm 2 phần với số không [0] ở giữa và các chỉ số âm ở bên trái, các chỉ số dương ở bên phải.
Xem toàn bài…

10. Ống kính: Tiêu cự nào? Chụp gì?
Tiêu cự của ống kính được biểu diễn bàng giá trị mi-li-mét (mm) trên thân mỗi ống kính. Mỗi ống kính đều nằm trong một dải tiêu cự nhất định phục vụ các mục đích chụp ảnh nhất định, và khác nhau. Để giúp người chơi ảnh hình dung được nên sử dụng hoặc mua sắm ống kính thuộc dải tiêu cự nào, VinaCamera.com có bảng tổng hợp dải tiêu cự và các mục đích sử dụng để độc giả biết được những điều này.
Xem toàn bài…

VinaCamera.com
2008-2015